fbpx

DIDITRIP

Khuyến mãi cực “HOT” : Ưu đãi Tết cổ truyền! Giảm tới 50%

Theo dõi:

Phú Thọ: Lễ hội truyền thống đất Tổ

Các lễ hội truyền thống Phú Thọ

Là vùng đất Tổ nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Phú Thọ có hàng chục lễ hội đặc sắc chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân nơi đây nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Hầu hết lễ hội đều mang đặc điểm chung là tôn vinh các anh hùng có công dựng nước, giữ nước như một truyền thống tốt đẹp nối tiếp qua nhiều thế hệ. Hãy cũng Diditrip điểm qua các lễ hội tiêu biểu nhất nhé!

1. Lễ hội Đền Hùng

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”
Có lẽ người Việt không một ai không biết câu ca dân gian này. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống tại Phú Thọ, cũng như các lễ hội của dân tộc Việt Nam. Ngày Giỗ Tổ được tổ chức từng ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng ba âm lịch. Ngày diễn ra lễ hội chính ngày mồng 10. Vào thời gian này, con dân đất Việt nô nức đổ về núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, Việt Trì để cùng nhau tưởng nhớ công dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Đây cũng là dịp để mọi người cùng đoàn kết, hướng về một tương lai dân tộc tươi sáng.
Cùng với các nghi lễ thờ cúng, hàng loạt các hoạt động văn hóa dân gian như: Rước kiệu truyền thống, tổ chức hát xoan – đánh trống đồng, đâm đuống, thi gói bánh, giã bánh giầy – nấu bánh chưng…được phục dựng theo nghi thức xưa. Làm cho không khí lễ hội trở nên vui vẻ và náo nhiệt, đem lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

2. Lễ hội Mẫu Âu Cơ

Là lễ hội được tổ chức vào những ngày đầu năm, từ mùng 5 tháng giêng âm lịch và lễ chính được tổ chức trong ngày “tiên giáng trần” mùng 7. Với những du khách bỏ lỡ vào dịp đầu Xuân, có thể tham gia các ngày lễ khác trong năm như 12 tháng ba, 13 tháng tám và ngày “tiên thăng” 25 tháng chạp.
Vào buổi sáng ngày 6 tháng giêng, người dân và du khách thập phương đổ về xã Hiền Lương, Hạ Hòa để xem hội đồng thời tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí dân gian tại đây.
Phần lễ chính bao gồm rước kiệu vào đền Mẫu và tế Mẫu. Mọi thứ được tái hiện đúng theo nghi lễ truyền thống ở Phú Thọ. Và mang đậm nét tâm linh và đặc trưng văn hóa Việt.

3. Hội Đào Xá

Lễ Hội Đào Xá (rước voi) được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 27 đến 29 tháng Giêng. Điểm điểm tổ chức lễ hội tại xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy. Lễ hội bao gồm 2 phần chính. Phần một, tưởng nhớ công ơn đức Thành hoàng làng – Hùng Hải Công và Tam vị Đại vương, Quế Hoa công chúa. Tiếp theo là lễ rước voi với sự tham gia của 120 người rất long trọng. Đội hình được chia làm nhiều bộ phận như ban nhạc, rước kiệu, ban tế, dân làng.


Ngoài phần lễ hội, phần trò chơi cũng hấp dẫn không kém. Đặc sắc nhất là trò chơi thổi cơm luôn đem lại không khí náo nhiệt và nhiều tiếng cười.
Hội Đào Xá là lễ hội đầu tiên của năm tại Phú Thọ. Nên rất thích hợp với các du khách muốn du xuân thưởng ngoạn.

4. Hội chọi trâu Phù Ninh

Là lễ hội truyền thống có từ lâu đời theo tích xưa. Tương truyền vua Hùng khi đi săn qua xã Phù Ninh đã diệt hai con hổ đang đánh nhau. Để tưởng nhớ điều này, dân làng đã tổ chức lễ hội qua nhiều đời. Thời gian diễn ra lễ hội là 12 tháng 2 âm lịch.
Hàng năm 4 làng ở xã Phù Ninh: Cão, Phú Mãn, Ngọc Trù, Ngọc Khôi sẽ tỉ thí với nhau. Mỗi làng mua một con trâu cà đen tuyên, khi mua phải xin âm dương. Nếu thánh bề trên ứng mới trả tiền. Cả làng sẽ chọn một “ông cầu” để đại diện làng, chăm sóc trâu rất công phu. Sau đó 32 “thí sinh” trâu chọi sẽ được đấu đối kháng theo cặp. Sau từng vòng đấu, chú trâu thắng cuộc sẽ được dâng lên thần để cầu cho mưa thuận gió hòa – mùa màng bội thu. Khi hội chọi trâu kết thúc, mọi người cùng tập trung ăn uống vui vẻ ngay tại chợ.

5. Hội Bạch Hạc

Cùng năm trong các lễ hội đầu xuân, được tổ chức từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng. Hội Bạch Hạc là lễ hội rất phù hợp với những ai yêu thích các môn thể thao truyền thống. Lễ hội được tổ chức tại đền Thổ Lệnh Đại Vương, thuộc xã Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ. Nhiều cổ tục được nhắc lại nhằm suy tôn Thổ lệnh Đại Vương. Đặc sắc nhất phải kể đến cuộc thi đua thuyền trên sông Lô và chơi cờ bỏi. Ngoài ra trò thi tung còn ở Đền Cả, lễ tiến còn, ngâm thơ còn và cúng cơm còn cũng là những hoạt động đặc sắc mà du khách không nên bỏ lỡ. Ngày cuối lễ hội còn có lễ hạ còn và cướp còn cầu may.

Đây là hoạt động tập thể được mong chờ nhất năm không chỉ với người dân địa phương. Các làng, xã lân cận cũng kéo tới đây để xem và tham dự cướp còn.

Đừng bỏ lỡ những lễ hội đặc sắc tại vùng đất Tổ của người Việt nhé. Hãy đặt phòng tại Diditrip để có địa điểm lưu trú tốt nhất cho gia đình trong thời gian tham gia các lễ hội tại Phú Thọ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *